August 19
Sữ dụng thời gian và trí tuệ hiệu quả
Trí tuệ ai cũng như ai. Nhưng nếu bạn dành nó cho những tư duy vô bổ thì thật là phí phạm. Nếu bạn dành cho việc học thì là điều tốt. Nếu bạn thích tiền thì dành thời gian để tư duy kinh doanh, v.v.
Vậy hãy sữ dụng tư duy của bạn cho thật hiệu quả, đừng để lãng phí. Với tôi, nếu dành tư duy cho những công việc tôi đã thông thạo, hoặc quá dễ dãi thì rất phí. Nếu dành thời gian để tư duy coding thì cũng cực kỳ phí phạm. Tôi sẽ dành tư duy của mình cho những chuyên ngành hẹp... để kiếm tiền
Thời gian đi song hành với cuộc sống của bạn, hãy sữ dụng một cách hiệu quả thời gian bạn đang có. Cũng như vậy, tại sao bạn phải làm một việc gì mà trong khi đó bạn có thể thuê người khác làm thay bạn, để bạn đầu tư thời gian cho những việc khác; hoặc cũng có thể nói là cho những việc mà người khác không làm được
5:19 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
July 07
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Chợt sáng nay ngồi nhìn lại, tôi nghĩ đã bao giờ tôi thử nhìn lại chính mình chưa? Đúng vậy hình như tôi không để ý là "tôi đang đứng ở đâu"!"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", tôi thiếu "biết mình", tôi không phát huy được điểm mạnh của mình"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình", tôi chưa vượt qua được điểm yếu của mình"Chơi bàn cờ của chính mình", hình như tôi mãi mê "chạy theo", "chơi" nước cờ của đối phương nhiều hơn là "chơi nước cờ" của chính mình. Đúng là phí phạm!!Thôi vậy là đủ một bài học cho ngày hôm nay
10:43 AM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
June 30
Suy nghĩ vượt tầm
Tại sao mọi người nói, phụ nữ cùng tuổi sẽ lớn hơn nam giới 1 cái đầu! View point của manager khác hẳn với view point của staff. View point của người trung niên khác hẳn với người thanh niên. Vậy làm sao "suy nghĩ vượt tầm"?
Nếu suy nghĩ vượt tầm sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ "tù túng"! Suy nghĩ kinh điển! Nếu muốn làm manager thì không thể có suy nghĩ của staff như bạn đang có. Ngoài luyện rèn luyện kiến thức chuyên ngành, bạn cần rèn luyện cách suy nghĩa của một manager để biết mình cần phải làm gì, làm thế nào là đúng! Nhìn nhận vấn đề thế nào là phù hợp!
Lấy ví dụ: Cô bé 18 tuổi than phiền, trách móc cô bạn của mình "cà chớn". Suy nghĩ hẹp: "Em nên tha thứ cho người ta chứ, người ta đâu muốn vậy, v.v."
Suy nghĩ rộng: Đó là chuyện của tuổi 18, luôn luôn là như vậy, không thể tránh được, không thay đổi được, quy luật mà! Thôi thì, em muốn sao cũng được. Tùy!! Can thiệp là: "uhm, sinh nhật này anh sẽ tổ chức cho em, mình mời đông thiệt đông luôn (bao gồm cả những người em vừa trách móc, giận hờn)" Vậy quá tốt, không làm thay đổi vấn đề quá tiểu tiết, tác động cục diện vấn đề hơn, chấp nhật tiểu tiết không thể thay đổi!
Đó là qui luật! Cố gắng suy nghĩ 2 lần, và đừng thỏa mãn với suy nghĩ hiện tại, hãy thử tìm một suy nghĩ lớn hơn, rộng hơn của vấn đề, ở góc độ lớn hơn mà người lớn hơn suy nghĩ!
10:34 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
Mặt trái của vấn đề
Bất kỳ sự kiện, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó (100%) là như vậy. Vậy vấn đề còn lại là làm sao xác định được mặt trái của vấn đề? Mọi người cứ cảm thấy khó khăn trong việc xác định rủi ro của vấn đề! Vậy thì cách dễ nhất là hãy đưa vấn đề vào thực tế. Chính thực tế sẽ làm "lòi" ra mặt trái của vấn đề!!!!
Mặt trái của vấn đề là như nhau đối với mọi qui mô của vấn đề, bất chấp lớn hay nhỏ. Để tham dò một phát minh, ý tưởng hãy chọn "mẫu thử" ở qui mô nhỏ
Lấy ví dụ: Khi chiếc xe có động cơ ra đời, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội, vậy thì mặt trái vấn đề là gì!? Khi đi vào thực tế, mọi người đều thấy tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện. Đó là mặt trái của vấn đề! Vấn đề thấy rất rõ ràng là mặt trái của vấn đề luôn luôn xuất hiện, không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là làm sao giới hạn mặt trái của vấn đề thôi!
Mặt trái phụ thuộc vào qui mô ứng dụng vấn đề! Xe máy thì mặt trái vấn đề nhỏ, máy bay thì mức độ ứng dụng, tiện lợi cao hơn, thì mặt trái rủi ro cũng cao hơn
Tất cả đều là quy luật:
Mọi vấn đề đều có mặt trái của nó, không thể tránh khỏi. Tùy vào quy mô ứng dụng mặt trái của vấn đề sẽ tương ứng "lớn dần"
10:23 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
May 13
Người lãnh đạo cần có những tố chất nào?
Người lãnh đạo cần có những tố chất nào?
Sự học của tôi về Quản lý cũng chỉ khập khiểng mới bắt đầu, sau đây là một số nhận định của riêng cá nhân tôi:
- Bản lĩnh, đã có người khen tôi, bạn phải dám thừa nhận sai lầm, và thiếu sót của mình, nó sẽ giúp bạn mạnh dạn sửa sai. Nếu bạn không nhận sai lầm thì sẽ chẳng ai vui vẻ nhận sai lầm của họ. Bạn sẽ không bao giờ phát triển được nếu lúc nào cũng khăng khăng mình đúng. Nhân viên của bạn có phục bạn không khi bạn ‘độc tài’? Hãy dám nhìn thẳng vào vấn đề và cải tiến nó
- Nếu bạn thiếu bản lĩnh, cũng có nghĩa là bạn sẽ thiếu team work, bạn sẽ không nghe bất cứ ai, vậy thì quyết định cuối cùng sẽ là quyết định của bạn, mà thành công của dự án thì không bao giờ đến từ cá nhân một người. Nó luôn là kết quả của một team, và sẽ luôn cho kết quả tốt nhất. Nhưng cũng không có nghĩa bạn ‘nhu nhược’ và đồng lõa với ‘số đông’. Hãy mạnh dạn và chỉ cho mọi người thấy cái đúng. ‘Chỉ’ chứ không áp đặt, bạn phải giải thích cho lẽ phải, ‘lẽ phải’ đôi khi cũng cần sự thuyết phục chứ không được áp đặt!
- Mượn sếp của tôi từ exciting, rất chuẩn, khi được giao một challenge, bạn rất phấn khởi, điều này tốt, nó như một liều thuốc giúp bạn hăng say hơn trong công việc nhưng cũng chính nó sẽ làm bạn ‘say thuốc’ khi ‘say thuốc’ bạn sẽ không thấy được đâu là điểm thực tế; đôi khi bạn sẽ chỉ sống trong ‘ảo tưởng’ của sự hoàn hảo. Bạn chỉ muốn công việc của mình perfect một cách mơ hồ, không thấy được requirement thực sự cần thiết! Một ví dụ khác từ sếp cũ của tôi ‘tại sao em phải học kinh kông trong 3 năm, trong khi đó mọi người chỉ mất 5 xu để qua sông’ Rất đúng như vậy, đôi khi tôi rất sợ nhân viên kỹ thuật của mình, họ quá pro về technical, họ quá đam mê, và chính nó đã giết chết họ; họ sẽ lao mình theo technical, mà quên đi là mình đang làm project, đang phục vụ cho requirement của khách hàng. Tôi nhớ một thời sai lầm của mình quá!
- Cũng muốn nói thêm, tại sao Windows luôn có version, beta1, beta2, release candidate? Vậy tại sao bạn lúc nào cũng muốn sản phẩm đầu tay của mình là 100% perfect, bugs free, hãy thực tế một chút đi!
- Và cũng chính beta1, beta2 của bạn sẽ giúp an lòng ‘chủ đầu tư’ cũng như là cơ hội tốt để ‘thăm dò’ thị trường và đồng thời cũng là cách để bạn ‘kiểm thử’ sản phẩm trong thực tế thay vì chỉ lý thuyết suôn!
- Bạn đang giám sát một dự án nhiều thành viên, đa thành phần, trình độ, bạn phải xác định xem đâu là nơi bạn nên tập trung focus, đâu là nơi bạn có thể đặt niềm tin. Nếu bạn không tin bất kỳ ai thì sẽ chẳng ai tin và tận tâm với bạn. Họ sẽ tự ái! Vậy thì phải biết khi nào nên và không nên go through công việc của các thành viên, ở mỗi cá nhân, mỗi level nên có mức độ tương ứng, đừng nên đánh đồng họ với nhau! Tôi đã sai, từ sai làm của trưởng nhóm cũ, tôi gán cái sai đó trên một trưởng nhóm mới chưa kịp kinh qua thử thách!
- Nói thêm đến đây thì nó cũng gần với Communication, trong cách bạn giao việc và giám sát, cũng như giao tiếp với nhân viên để họ hiểu được mục tiêu cần thực hiện, cũng như làm an lòng chính bạn. Không làm tổn thương họ vì bạn thiếu niềm tin!
Đó là những gì ‘tạm thời’ tôi thấy được, hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được thấy, trải nghiệm và tiếp thu nhiều hơn! Chợt tôi tự hỏi, mình đã thật sự thấy ở bản thân mình những điều này chưa và action sẽ thực hiện là gì? Có lẽ là go through, và improve thêm Communication
11:17 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
Tiếp với kinh nghiệm là Trưởng nhóm dự án
Là trưởng nhóm dự án, một lời nói, cữ chỉ của bạn sẽ có tác động rất lớn, ‘sai một li, đi một dặm’. Ý tôi muốn nói ở đây, khi bạn là người cầm quân thì sức tác động của bạn ảnh hưởng đến cả một team. Một số bài học từ cuộc ‘bạo loạn’ vừa qua!
Nếu team của bạn ‘bạo loạn’ phản kháng đầu tiên của PM là… ‘trảm’ ngay người trưởng nhóm. Nhưng mọi việc không đúng như vậy, điều gì sẽ xảy ra sau đó? Team của bạn sẽ không còn niềm tin vào trưởng nhóm của bạn nữa, vậy có phải bạn đã gây khó khăn cho trưởng nhóm của mình không. Vậy là bạn đã gây khó khăn cho chính mình, sau này bạn sẽ phải đích thân giải quyết mọi chuyện hoặc phải chấp nhận thay trưởng nhóm mới. Nhưng có ổn không, có lẽ một ngày nào đó bạn sẽ phải liên tục thay trưởng nhóm!
Vậy thì hãy protect trưởng nhóm của bạn trước cuộc ‘bạo loạn’, như vậy bạn sẽ còn tiếp tục sữ dụng được trưởng nhóm cũng như không muốn gánh tất cả công việc của người trưởng nhóm.
Việc gì cũng có hai mặt của nó, bạn nên tìm hiểu xem tại sao có cuộc ‘bạo loạn’ và nên cho mọi người thấy rằng đây không phải là một hành động tốt. Nếu bạn xem ‘bạo loạn’ như là một cách công bằng để mọi người phản đối trưởng nhóm, có nghĩa là bạn đã đồng lõa với team. Vậy một ngày nào đó đến lượt bạn sẽ là nạn nhân!
Nói đến nguyên nhân gây ra bạo loạn, như sếp tôi nói ‘nếu cần thiết thì nên đem người cầm cờ ra trảm’ để làm gương. Tôi chưa thử, và cũng chưa đến mức như vậy, nhưng tôi phải ghi nhớ điều này!
Lỗi do trưởng nhóm của bạn? Nếu đúng như vậy và cũng như tôi bạn không ‘trị’ được họ! Vậy thì giải pháp ở đâu, tôi rất đau đầu và đây là cách mà tôi thấy được: ‘hãy kẹp chung người trưởng nhóm của bạn với một người khác’ với cùng vai trò! Đây là cách tốt nhất để họ tự bổ khuyết cho nhau, mà bạn không phải ‘nhún’ tay vào. Và cũng không làm ‘mít’ lòng ai hết! Thật sáng tạo! ^-^
Quay lại với bạo loạn, điều gì sẽ xảy ra nếu team của bạn muốn bạn ‘cùng thuyền’ với họ để ‘tạo phản’. Từ chối thẳng thừng vào cho họ thấy điều đó là không tốt vì một ngày nào đó bạn sẽ là mục tiêu kế tiếp! Và cũng đừng bao giờ cầm cờ, giựt dây cho những chuyện như vậy!
Quay lại với việc protect trưởng nhóm, cũng có nghĩa bạn phải protect luôn cả sếp của bạn. Nếu bạn thừa nhận, bơi móc điểm sai của sếp trước mặt nhân viên của bạn thì một ngày nào đó bạn cũng sẽ nhận kết quả tương tự từ cấp dưới của mình. Hãy thận trọng!
Sự học của tôi đến đây là dừng, trong bài kế sau tôi sẽ nói tiếp về một số tố chất cần thiết của người trưởng nhóm.
10:45 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
Bài muộn: Bài học từ Saigon Times cùng ly cafe thứ 7 của tôi
Sao là bài muộn, đơn giản vì tôi muốn post từ tuần trước rồi, nhưng viết đó, và gặp một số khó khăn về kỹ thuật nên đã delay đến hôm nay. Đó là "bữa sáng" thứ 7 tuần trước của tôi! :-) Saigon Times, May 5, 2007 Outsourcing, tôi cứ theo thói quen (cái này dùng để diễn tả lối mòn tư duy chắc là rất chính xác) và nghĩ rằng đó là đặc quyền của lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin và đặc biệt là Software. Nhưng tôi ngẫm nghĩ và thấy rằng mình thật là thiếu sáng tạo; Trong nền kinh tế toàn cầu, tri thức, khoảng cách đang dần dần rút ngắn lại; và đây là lý do các tập đoàn lớn muốn đưa tất cả công việc sản xuất của họ đến các quốc gia đang phát triển, nơi họ có thể tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Đi đầu có lẽ là lĩnh vực sản xuất thô sơ, kế đến mở đầu cho sự khủng hoảng về Outsourcing là lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin, nơi mà họ không chỉ tận dụng được sức lao động và chất xám không thua gì ở các Quốc gia phát triển với chi phí cực kỳ thấp. Và đây là điều tôi mới “ngộ” ra, tại sao chỉ có Software, không lẽ những lĩnh vực khác không cần chất xám ư!!? Nhớ lại cách đây vài tháng, tôi có nghe đến chuyện một Công ty xây dựng của Nhật đã Outsource các bản thiết kế kỹ thuật về Việt Nam . Và bây giờ thì Mitsushita xây dựng trung tâm R&D cho nhãn sản phẩm Panasonic của họ ở Việt Nam . Vậy thì đến đây chắc mọi người cũng hiểu ý tôi muốn nói gì!? Tri thức là không có biên giới và giới hạn địa lý; Đó là cơ hội tốt cho các bạn trẻ khẳng định bản thân và trở thành công dân Toàn cầu; World-class Engineer Tại sao tôi nên sữ dụng lao động trẻ thiếu kinh nghiệm hoặc lao động với trình độ chuyên môn cao sẵn có; Bài học rút ra từ Outsourcing và kinh nghiệm thực tiển trong công tác quản lý vừa qua đã cho tôi thấy: Tôi Outsource đến các Quốc gia còn non yếu về trình độ, tôi sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, nhưng tôi được ưu thế về chi phí; không chỉ thế, họ là một nền kinh tế trẻ, họ cần được đầu tư và phát triển, vậy thì có phải rằng tôi đang là Thượng đế theo đúng nghĩa một Khách hàng hạng nhất!!! Sữ dụng lao động trẻ và tiềm năng, tôi sẽ chịu nhiều rủi ro, và phải mất nhiều công sức để đào tạo; Và điều tôi đạt được là gì: chí phí, sự nhiệt tình và sẳn long hy sinh, và gì nữa, có thể nói rằng “họ không làm eo làm sách” với tôi… như các chuyên gia! Điều đó có nghĩa là tôi không nên sữ dụng chuyên gia!? Không đúng, tôi cần phải chuyên nghiệp hơn, sự dụng họ “đáng đồng tiền bát gạo” không đòi hỏi gì đến lòng trung thành, v.v. Chỉ là tiền nào của nấy!! Và đối với lao động trẻ tôi cũng có nhiều cơ hội hơn để buộc họ hướng đến sự Chuyên nghiệp bằng sự cạnh tranh khốc liệt giữa các candidates. Họ phải tự hoàn thiện cá nhân và hướng đến sự chuyên nghiệp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình. Đó là lý do tại sao Khách hàng của chúng tôi thuê Development Team bên Ấn Độ và thuê Quality Assurance bên Việt Nam ! Ly café buổi sáng cuối tuần như thông lệ kết thúc ở đây với vài bài học đáng phải ghi nhận. Vậy còn bạn, không đồng ý với quan điểm của tôi!? Xin hãy cho tôi vài lời khuyên. Cảm ơn! May 5, 2007
2:09 AM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
Bản lĩnh người lãnh đạo, bài học từ sáng café thứ 7
Cũng như ai, tôi bắt đầu gặp khó khăn trong sự nghiệp của mình với vai trò là người quản lý. Sếp tôi nói rằng, ‘ở level này em nên bắt đầu tập làm quen và sống chung với problem đi là vừa, hãy xem nó là chuyện thường ngày; nếu không có problem em sẽ không phát triển được’ Đúng vậy, ‘rồi chuyện gì cũng qua’, sau cơn mưa trời lại sang; Tôi thật sự cảm thấy cuộc đời thật sung sướng và hạnh phúc, tôi thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhõm, sau một ‘trận cuồng phong bão táp’. Ngủ một giấc dài đã giúp tôi lấy lại sức, một ly café sáng thứ bảy cuối tuần như thông lệ cùng vài người bạn đã giúp tôi thấy lạc quan hơn, học được nhiều kinh nghiệm và lấy lại thăng bằng. Tôi đang sung sức trở lại! Tôi điều hành một nhóm công việc gồm 8 thành viên, thông qua trưởng nhóm tôi triển khai công việc xuống 7 thành viên còn lại. Tôi đã chọn sai người, tôi đã không biết cách huấn luyện, tôi không cứng rắn, tôi không biết cách giám sát công việc. Và hậu quả thật khôn lường, ….7 thành viên đã ‘biểu tình’!! Họ phản đối, chống trả người trưởng nhóm, và cuối cùng tôi phải trực tiếp tham gia điều hành. Thật muộn màng, mối quan hệ của nhóm chúng tôi tan vỡ khi sự việc được đưa đến cấp trên của tôi. Chất lượng công việc thấp được phát hiện một cách muộn màng. Hai đêm liền tôi sống trong cảm giác lo âu, căng thẳng và thiếu ngủ cùng với hàng đống công việc phải được fix!! Sau bao nỗ lực mọi việc cũng đã được ‘chữa cháy’ một cách kịp thời. Nhưng sau bài viết này tôi sẽ phải ngồi xuống và dọn tiếp đống tro tàn còn lại. Và suy nghĩ về nhưng sai lầm mắc phải (cũng như bài học từ buối café sáng thứ 7 hôm nay J) Bản lĩnh người lãnh đạo đòi hỏi những gì!? Bạn phải luôn control temper của mình. Bạn không được phép biểu lộ bất kỳ cảm xúc nào trong mọi hoàn cảnh! Điều đó sẽ làm an lòng cấp dưới của bạn. Giúp bạn sáng suốt hơn trong mọi quyết định. Giúp bạn ổn định tinh thần (phần nào) Khi bạn có được tâm lý ổn định, bạn phải sáng tạo, tránh những lối mòn tư duy. Nếu bạn chỉ trích ai đó, bạn sẽ được điều gì!? Thực sự bạn muốn gì? Chỉ trích/phản kháng lại hành động của người khác theo phản xạ (lối mòn tư duy) hàng ngày. Cái bạn sẽ nhận được là con số 0. Vậy tại sao bạn không sáng tạo hơn để đạt được mục tiêu của mình với sự giúp sức của đối phương theo một cách mà không gây tổn thương họ! Sức mạnh người lãnh đạo nằm ở cái tâm của bạn. Nhớ lại câu ngạn ngữ “người thiếu quyền lực thường hay đi tìm kiếm quyền lực”. Và họ thường dùng nhiều cách khác nhau để thể hiện quyền lực của họ… quát tháo nhân viên, phô trương, vũ lực, ngòi bút v.v. Nhưng có bao giờ bạn nhận thấy quyền lực thật sự không phải ở chỗ mọi người e sợ, lo sợ trước lời nói của bạn. Mà cái nó thể hiện lên chính là cái tâm của bạn, một lời nói nhẹ nhàng mà mọi người phục và làm theo ý bạn một cách hăng hái; đó có phải là sức mạnh tiềm ẩn trong lời nói của bạn không? Quyền lực thể hiện ở việc mọi người kính nể bạn, nó không thể hiện ở việc bạn là người tri thức hay ngòi bút sắc xảo của bạn. Tại sao tôi đề cập đến chữ tri thức, ngòi bút? Vì đơn giản tôi đọc được một bài viết rất hay, ‘tình sâu, ý đậm’, nếu nói về văn phong, có lẽ tôi sẽ cho điểm 10, tôi đánh giá họ là một người ‘được đào tạo’ rất tốt, thông minh, nhưng thật tiếc! Họ không có cái tâm trong bài viết, cái họ nhận được sẽ không thực sự chính là cái họ mong muốn! Vậy tại sao họ phải làm thế? Lối mòn tư duy, họ muốn chứng minh bản lĩnh của mình, nhưng không nghĩ đến cái mình thật sự cần là gì! Vậy thì hãy làm những gì đem lại kết quả phù hợp nhất với cái mình cần mà không làm tổn thương người khác, hãy đặt cái tâm của bạn vào vấn đề cần được giải quyết, mọi người sẽ theo bạn! Tôi sẽ dừng ở đây và hy vọng có dịp để chia sẽ tiếp những gì tôi suy nghĩa. Những suy nghĩa trên là thiển cận có thể chưa phù hợp lắm với những hoàn cảnh khác nhau. Hãy giúp cho tôi thấy cái bạn đang suy nghĩ. Xin cảm ơn
1:55 AM Add a comment Read comments (1) Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
May 02
Chức danh và vai trò trách nhiệm
Hẳn các bạn cũng nghe nói nhiều đến Chức danh (Title) và Vai trò (Role) trong các công ty nước ngoài, đặc biệt tôi muốn nói đến ở đây là lĩnh vực Phát triển phần mềm. Vậy thì cánh cửa nào cho bạn để có được vị trí mong muốn? Tôi nhận ra rằng, Chức danh không phải là tất cả mà có lẽ Vai trò là quan trọng nhất!? Một ví dụ: Nếu bạn có Chức danh là QA Manager, nhưng trong một dự án Development, bạn sẽ làm gì nếu dự án đó rất cần nhiều effort của bạn để hoàng thành R&D về Automation Test. Nếu thiếu bạn thì dự án không thể thành công được, vì bạn sẽ lead effort của R&D, nhưng có phải là sự lãng phí nếu Title của bạn là Manager nhưng "bị" đưa xuống làm lead!? Hoàn toàn không! Để rõ hơn tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác: Trong một dự án, Manager của bạn không kham nỗi công việc điều hành, với Title là Software Engineer, bạn được giao (Role) trọng trách manage để vận hành công việc. Vậy thì bạn có phải là Manager không? Hoàn toàn không! Nhưng thiếu bạn thì công việc sẽ không chạy Chợt nhớ đến một bài viết về Management, tôi nhớ rằng, văn hóa Quản lý dự án, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều thành viên thuộc nhiều nhóm chuyên môn. Họ được staff vào để mang lại thành công cho dự án. Họ có nhiều Chức danh (Title) khác nhau, nhưng trong dự án họ sẽ có Vai trò (Role)… không phải lúc nào cũng như mô tả Chức danh của họ Vậy thì cánh cửa cho bạn là ở đây! Nếu bạn không có Chức danh thì hãy cho mọi người thấy được Vai trò của bạn trong dự án, sự cần thiết của bạn. Đó là cánh cửa tốt nhất để bạn khẳng định chính mình trước khi có được một Chức danh đúng với Vai trò của bạn. Chúc thành công
1:36 AM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
May 01
Sự học và kinh nghiệm
Chợt tôi nhận ra rằng, tại sao bấy lâu nay mình đã mất quá nhiều thời gian đi tìm kiếm kinh nghiệm trong khi đó mọi thứ đều đã có sẵn trong sách vỡ. Là một kinh nghiệm sương máu đối với tôi phải không bạn.Nhưng mọi việc không hẳn như vậy, nếu bạn chỉ biết lý thuyết suông mà không có cơ hội trải nghiệm và vận dụng thì mọi thứ vẫn "nằm nguyên" trong sách.Nhưng nếu bạn đi tìm kiếm sự trải nghiệm trước khi "kinh" qua sách vở thì quả là cực nhọc, vất vảVậy cuối cùng thì câu trả lời của tôi đã rõ, vậy còn bạn thì sao?Và tôi nhìn lại, đúng thật, bằng cấp không chứng minh được năng lực của bạn, nhưng nó chứng minh được rằng bạn đã học qua kinh nghiệm của người khác. Điều đó sẽ đảm bảo rằng khi đi vào thực tiễn và trải nghiệm bạn sẽ bước nhanh hơn người khác. Vậy thì hãy cố gắng đọc sách thật nhiều và trang bị cho mình những bằng cấp phù hợp nhé!!
9:10 PM Add a comment Send a message Permalink View trackbacks (0) Blog it My thought
No comments:
Post a Comment