Bắt chước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không thể thành công
( Bình chọn: 0 -- Thảo luận: 1 -- Số lần đọc: 639)
www.SAGA.vn - "Nhìn ở góc độ chiến lược cạnh tranh quốc gia, nếu Việt Nam “bắt chước” Trung Quốc, và chỉ dựa vào lợi thế nhân lực giá rẻ thì khó có thể thành công. Việt Nam hãy mở cửa và biến ASEAN thành thị trường của mình", GS. Michael Porter chia sẻ.
Sáng 29/11, Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh đã đến Hà Nội và có buổi thuyết trình dài gần 3 tiếng đồng hồ trước 1.000 doanh nghiệp, quan khách Việt Nam về chiến lược cạnh tranh ngày nay. Sự kiện này do Trường doanh nhân Pace chủ trì tổ chức.
Khác biệt và độc đáo mới làm nên thành công
Xuyên suốt bài thuyết trình của vị giáo sư nổi tiếng này là thông điệp: phải làm sao tạo sự khác biệt, sự độc đáo trong một chiến lược cạnh tranh và đó là mấu chốt của sự thành công ngày nay.
Theo giáo sư, các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh những “cái bẫy” khá phổ biến trong tư duy về chiến lược cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn giữa chiến lược và mục tiêu mà không tạo ra sự khác biệt nào. Và tâm lý của nhà quản lý thường có xu hướng, thấy người ta thành công cái gì, làm hay, làm tốt cái gì thì cũng bắt chước và làm theo.
Trong quá trình cạnh tranh, chiến lược tệ nhất là cạnh tranh về giá và cách thức đó chỉ làm cho lợi nhuận công ty suy giảm. Nhưng, hiếm khi các nhà quản lý lại hiểu nguyên tắc căn bản này, giáo sư nói.
Cắt nghĩa sâu về “khái niệm khác biệt, độc đáo”, giáo sư Michael Porter cho rằng, nếu như, doanh nghiệp chỉ có khác biệt nhỏ trong một sản phẩm, một dịch vụ thì rồi, cũng sẽ bị sao chép. Nhưng nếu là sự khác biệt trong chiến lược thì không ai sao chép được.
Cụ thể hơn, ông nói, các doanh nghiệp cần có sự “tuyên bố” cung cấp một chuỗi giá trị khác biệt. Sự khác biệt đó cần được thể chế hóa trong công ty và thực hiện lâu dài, mọi người trong một doanh nghiệp phải thấm nhuần và học cách hành xử dựa trên giá trị đó. Không phải cứ kinh doanh là chỉ có chuyện tiền bạc, nhà lãnh đạo phải làm sao khích lệ cho mọi người tạo ra những điều phi thường.
Giáo sư nhấn mạnh: "Chỉ khi nào xây dựng được sự khác biệt, độc đáo thì đó mới là một chiến lược cạnh tranh tích cực và tất cả các công ty đều được lợi. Đó là sự cạnh tranh mở rộng giá trị".
Ông cũng nhấn mạnh rất nhiều lần trong bài thuyết trình rằng: mỗi một nhà lãnh đạo xây dựng chiến lược cạnh tranh sẽ phải trả lời được câu hỏi “không nên làm gì?” Đây cũng chính là tư tưởng cốt lõi nhất của vị chuyên gia này.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành từ sự khác biệt hay là từ chi phí thấp… Mỗi công ty phải quyết định đi theo hướng nào, giá cao, công nghệ tốt, giao hàng nhanh hơn, hay là theo đuổi phân khúc giá rẻ, chỉ có sản phẩm duy nhất, thiết kế tương đồng nhưng chi phí sản xuất rẻ hơn?
Ông nói, rất khó để đi theo cả hai nhưng nếu không xác định rõ ràng thì nhà quản lý sẽ lúng túng như bị mù trong chính chiến lược cạnh tranh của mình. Các công ty và nhà quản lý phải biết đi đâu, định vị vị trí cạnh tranh của mình trong thị trường.
Tuy nhiên, không phải các doanh nghiệp phải gắn bó cả đời với “chiến lược” nếu như, nó không còn phù hợp trong xu hướng thế giới. Chiến lược cạnh tranh vẫn có thể thay đổi nhưng cần thận trọng để đảm bảo thành công.
Bắt chước Trung Quốc, Việt Nam không thể thành công
Nhìn rộng ra tới nền kinh tế Việt Nam, giáo sư Michael Porter bày tỏ: “Đây là kỷ nguyên mới của cạnh tranh. Trước đây, tăng trưởng của Việt Nam rất ấn tượng và rất dễ thành công nhưng sự thành công dễ dàng đó đã trở thành quá khứ! Trong tương lai, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh hơn".
Ông nói: “Môi trường kinh doanh Việt Nam trước đây là phức tạp, nay, đang tốt dần lên nhưng các cơ quan Chính phủ phải lắng nghe, để biết phải làm gì giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn”.
Theo ông, lợi thế cạnh tranh hiện nay của Việt Nam là người dân cần cù nhưng lương thấp, thị trường tương đối lớn. Nhưng Việt Nam vẫn có khả năng thành công mà không phải dựa vào nhân công giá rẻ.
Trong thời điểm này, Việt Nam sẽ phải tìm được phân khúc và hình thức kinh doanh phù hợp khác, ví dụ như phục vụ thị trường khu vực. Nếu Việt Nam bắt chước Trung Quốc và dựa vào nhân lực giá rẻ sẽ không thành công.
Việt Nam không nên đi một mình, một hướng mà phải mở cửa ra thế giới. Đối tác thương mại tự do nhất của Việt Nam chính là các nước láng giềng. Việt Nam nên biến ASEAN thành một thị trường của chính mình, giáo sư nhấn mạnh.
Sáng 30/11, Giáo sư Michael Porter sẽ chủ trì cùng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam. Giáo sư cho biết, báo cáo này sẽ đưa ra mô hình phát triển mới cho Việt Nam.
Chia sẻ thêm về tư tưởng chiến lược cạnh tranh của giáo sư Michael Porter, chuyên gia kinh tế Giản tư Trung, hiệu trưởng Trường doanh nhân Pace cho rằng, đối chiếu vào thực tế doanh nghiệp Việt Nam, và để hiểu và thực hiện được một chiến lược khác biệt, độc đáo là một khoảng cách khá xa.
Tuy nhiên, một đặc thù ở các doanh nghiệp Việt Nam là tốc độ học hỏi và thích nghi rất nhanh, linh hoạt.
Có thể thấy, những nguyên lý cơ bản về chiến lược cạnh tranh của giáo sư Michael Porter là vượt không gian, thời gian nhưng áp dụng nguyên lý đó trong thực tế cụ thể, thì phải là là chuyện của mỗi một doanh nghiệp.
www.saga.vn| phucrobe - VEF
http://www.saga.vn/Doanhnhan/Guongmatdoanhnhan/21466.saga
Leadership & Project Management
Monday, January 3, 2011
Định dạng nhân hiệu cá nhân
Định dạng nhân hiệu cá nhân
Nguyễn Thị Thùy Dương - Tâm Việt Group
haokhiviet.ning.com
03:28' PM - Thứ năm, 09/12/2010
Người ta nhận ra một đất nước bởi quốc hiệu, nhận ra một công ty bởi thương hiệu và nhận ra một con người bởi nhân hiệu. Nhân hiệu chính là cái để người ta nhớ tới mình, trân trọng mình. Vậy thì xây dựng nhân hiệu cho mình bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Ta nhớ lại những lần ta đi mua hàng, ta cần mua bột giặt, nhãn hiệu nào sẽ xuất hiện ngay trong đầu ta? Omo, Tide, Vì Dân... Ta cần uống nước ngọt, ngay lập tức ta nghĩ đến Cocacola và Pepsi, C2…Hoặc nhắc đến Mỹ người ta nghĩ ngay đến tiềm lực tài chính, nhắc đến Nhật người ta nghĩ đến chất lượng hàng hóa, nhắc đến Trung Quốc người ta nghĩ đến đông dân… Một ngày nào đó tên của ta được nhắc đến, người khác sẽ nghĩ ngay đến điều gì, sự giàu có, sự hài hước, lòng tốt bụng, những bản nhạc trữ tình… hay nhắc đến một lĩnh vực nào đó người ta sẽ nghĩ ngay đến ta như đại diện của ngành công nghệ thông tin, giáo dục, kỹ năng sống, báo chí,… hoặc sẽ là không gì cả. Thế giới càng ngày càng phát triển, nếu như trước đây một người bán vạn người mua thì bây giờ vạn người bán một người mua và người mua không có nhiều thời gian dành cho việc lựa chọn khó khăn đó. Chính vì vậy, khách hàng chỉ mua những sản phẩm đã có hình ảnh sẵn trong tâm trí họ, theo thói quen hoặc theo những khuôn mẫu sẵn có, như việc họ bước vào cửa hàng sẽ dễ mua những món đồ bày ở quầy bên phải hơn là bên trái hoặc mua chính túi bột giặt họ đã mua từ những lần trước mà không tính toán cân nhắc nhiều. Và nếu ta là một sản phẩm, một loại hàng hóa còn những ông chủ, những người xung quanh là khách hàng, họ có mua ta ngay khi họ cần hay không? Làm sao để mỗi lần khách hàng của ta cần một phần mềm mới họ lại nghĩ ngay đến ta, hoặc khi họ cần những chương trình quảng cáo thì ta sẽ nằm trong tâm trí họ? Khách hàng cần tổ chức những sự kiện, ta sẽ là người nổi bật nhất trong đó, hoặc họ đã quen với cung cách ứng xử khéo léo và dễ chịu của ta nên họ không nghĩ tới ai khác mỗi lần đi ăn. Ta sẽ là ai trong gia đình mình, nhóm của mình, công ty mình và họ cần điều gì ở mình.
Vì quá trinh định vị dựa theo cơ chế nhận dạng nên ta phải định vị nhân hiệu. Trước tiên ta cần hiểu cơ chế gọi là cơ chế "Nhận dạng và phản xạ", khi đã hiểu cơ chế này rồi ta sẽ xây dựng nhân hiệu của mình theo cơ chế "Định dạng nhân hiệu" để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận dạng và phản xạ
Mỗi người một ngày ta đưa ra tới hơn 50.000 quyết định, ta không thể ngồi cân nhắc thiệt hơn trong từng quyết định của mình như: Lên xe máy thì ngồi ra sao, nổ máy như thế nào, đến đoạn rẽ có bật xinhan hay không, về nhà mình thì đi đường cũ hay tìm một đường mới, đánh răng có cần uống nước trước không, rửa mặt thì rửa ở đâu trước…. Những quyết định đó đều được thực hiện rất nhanh mà không cần tính toán. Tất cả đều là những phản xạ, có điều kiện hoặc không có điều kiện. Phản xạ không điều kiện được gọi là bản năng, còn phản xạ có điều kiện chính là những thói quen, mặc định và chuẩn mực sẵn có trong mỗi người. Khi đã có thói quen, mặc định và chuẩn mực rồi thì ra sẽ hành động rất nhanh theo đó mà không hề có sự suy nghĩ cân nhắc nào. Như việc một người có mặc định "Người ngoài là xấu" thì người đó khi nhận dạng một người là người ngoài gia đình của họ lập tức họ tránh xa hoặc sợ sệt, không dám nói chuyện thoải mái mà không hề cân nhắc có nên hay không. Trong gia đình nếu người vợ có quan điểm "Chồng về khuya là đi chơi bời" thì tất cả những lần chồng về khuya chị ta đều có thói quen tra hỏi hay trì triết và cũng không cân nhắc xem có đúng như vậy hay không.
Và điều gì tạo nên những thói quen và chuẩn mực hành xử đó, chính là những khuôn mẫu giá trị và khuôn mẫu hành vi (thể hiện dưới dạng kỹ năng sống). Những khuôn mẫu đó nằm trong vùng nhận thức của ta, vùng nhận thức này được chia làm hai cấp độ: ý thức và tiềm thức. Trên thực tế, hai cấp độ nhận thức này hết sức gần gũi nhau và không ngừng tương tác lẫn nhau.
Trí óc ta như tảng băng mà khi ta ngày càng nhận thức được thế giới bên ngoài thì cái phần che dấu chính là phần có tác động ảnh hưởng mạnh nhất. Tất cả các ý nghĩ được ý thức của ta góp phần tạo nên cái tiềm thức đó. Khi ta học cách ăn bằng đũa hay bằng nĩa, ta cần phần ý thức và phải nỗ lực rất nhiều. Cùng với thời gian, sự khéo léo của ta trong việc sử dụng bộ đồ ăn sẽ trở thành một phần của chương trình tiềm thức, cho nên khi đó ta không thể đút thức ăn nhầm chỗ được. Các chức năng cơ thể, thái độ và tất cả những kỹ năng học được đều đã được cài vào phần tiềm thức của ta qua ý thức.
Nếu ta hỏi một người đánh máy 80 chữ/phút về vị trí của những phím chữ trên bàn phím, họ sẽ không nhớ được. Họ có thể bấm 5 phím trong một giây mà mắt nhắm lại, chỉ sử dụng tiềm thức của mình, nhưng họ không nói cho ta nghe được các chữ cái được sắp xếp như thế nào trên bàn phím trừ khi họ đặt tay lên bàn phím giả bộ đang đánh máy. Ta có thể nhận thấy ý thức của mình nhưng không nhận ra được tiềm thức. Như việc một số người thấy hút thuốc là có hại nhưng thấy thuốc vẫn hút, họ biết mình cần phải đến cơ quan nhưng lại đang trên đường về nhà…
Claude Bristol đã viết trong cuốn sách "Ma thuật của niềm tin"rằng: "Khi ý thức là nguồn gốc của tư tưởng thì tiềm thức là nguồn gốc của sức mạnh". Chính tiềm thức của ta chứa các "chương trình" đi, nói, giải quyết vấn đề khi ta đang ngủ, phục hồi cơ thể ta, giữ tính mạng của ta những khi nguy hiểm và nhiều việc khác nữa. Tiềm thức như nhà kho chứa rất nhiều những khuôn mẫu khác nhau, khuôn mẫu giá trị sẽ đánh giá sự việc là tốt hay xấu, khuôn mẫu hành vi xác định cách hành xử của ta với sự việc mà mình nhận được. Dựa trên những khuôn mẫu giá trị đó, sự việc khi được tiếp nhận vào sẽ được phân theo hai loại: tốt và xấu. Dựa trên sự phân loại của những khuôn mẫu giá trị mà khuôn mẫu hành vi sẽ có những cách ứng xử nhất định. Khi sự vật hiện tượng vào tiềm thức không phù hợp với bất kỳ khuôn mẫu nào sẵn có sẽ được chuyển lại ý thức để hình thành những khuôn mẫu mới. Ý thức sẽ có xu hướng đưa những sự vật, hiện tượng gần với những khuôn mẫu sẵn vào tiềm thức, với những sự vật hiện tượng chưa sẵn có muốn được đưa vào tiềm thức cần thường xuyên nhắc đi nhắc lại trong ý thức hoặc tạo một cú sốc mạnh cho ý thức. Như việc các thí sinh trong cuộc thi hoa hậu, vòng 1 sẽ trải qua sự đánh giá của một giám khảo (ý thức), giám khảo đó thấy phù hợp sẽ cho thí sinh vào vòng 2. Ở vòng 2 này sẽ có đội ngũ ban giám khảo riêng (khuôn mẫu giá trị trong tiềm thức), chỉ cần 1 vị giám khảo cho là tốt thì thí sinh đó sẽ vào cửa A của vòng 3, nếu tất cả các vị giám khảo đều đánh giá là xấu, thí sinh đó sẽ vào cửa B của vòng 3. Ở vòng 3, mỗi cửa sẽ có một ban giám khảo riêng (khuôn mẫu hành vi trong tiềm thức), lần này vị giám khảo mà thấy thí sinh đó phù hợp với mình nhất sẽ là người quyết định thí sinh đó phải làm gì tiếp theo. Những thí sinh kiên trì đeo bám vị giám khảo đầu tiên hoặc khiến cho vị giám khảo đó thực sự ấn tượng sẽ được vào vòng 2 với tư cách là ban giám khảo.
Điều đó giải thích lý do vì sao khi bày đũa và nĩa lên bàn ăn, người Việt Nam sẽ cầm ngay đôi đũa còn người Pháp sẽ cầm ngay nĩa vì người Việt trong tiềm thức chỉ có cách ăn đũa còn người Pháp thì đó là cái nĩa. Cũng giải thích vì sao một người đã từng đi tù thì mọi hành động của người ấy sẽ bị người xung quanh nghi ngờ và xa lánh cũng như vậy với những người được tin tưởng và yêu quý thì có một hành động xấu nhỏ cũng dễ dàng được bỏ qua. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần định hình cho mình khuôn mẫu trong tâm trí người khác, đó chính là xây dựng nhân hiệu cho chính mình Khi ta trong đầu ta đã định dạng rằng anh Nam là người giỏi thuyết trình thì anh ấy nói gì ta cũng thấy hay, đôi khi có những lỗi nhỏ ta sẽ không để ý. Khi người khác định dạng ta là người vui vẻ lạc quan thì họ sẽ không vì một hai lần ta buồn mà bỏ đi quan niệm đó về ta.
Việc định dạng nhân hiệu cho bản thân, thương hiệu cho công ty, quốc hiệu cho một đất nước chính dựa trên nên tảng nhận dạng và phản xạ đó.
Định dạng nhân hiệu
Thương hiệu cá nhân – nhân hiệu là xây dựng hình ảnh có giá trị, độc nhất và nhất quán cho mình. Điều đó được xây dựng nên nhờ vào các nguồn lực sẵn có: giá trị sẵn có trong ta, bản năng tự nhiên của ta, qua quá trình rèn luyện, giáo dục, kỹ năng, trình độ học vấn, phẩm chất cá nhân, các năng lực duy,các thành tích về kinh tế, xã hội...Nhân hiệu tạo nên sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong xã hội. Xây dựng được một nhân hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình. Nhân hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị mà bản thân của ứng viên sẽ mang lại, theo họ những con người có những điểm khác biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây dựng nhân hiệu cá nhân. Theo nhà quản trị thương hiệu Peter Montoya: "Xây dựng thương hiệu cá nhân là cách làm cho người khác chấp nhận tính cách của bạn bắt đầu từ khi họ để ý đến bạn, có thể thông qua trong môi trường cá nhân hoặc trong môi trường công việc". Vậy thì "Tôi là ai? Tôi muốn điều gì?" luôn là hai câu hỏi không phải dễ dàng gì để chúng ta trả lời được. Chính vì vậy quá trình định dạng nhân hiệu cần ta khám phá được thế mạnh, tư chất của mình, đồng thời rèn luyện những kỹ năng thái độ phù hợp. Nhân hiệu của mỗi người cần có giá trị, là mang lại giá trị cho bản thân và người khác đồng thời đúng với giá trị mình có. Nhân hiệu cũng cần độc nhất, là những gì ta làm đó vượt trội hơn hẳn người khác, hoặc là công việc mà chỉ ta mới làm được. Nhân hiệu cần nhất quán, đó là mọi lúc mọi nơi, suốt đời và với mọi người ta đều thể hiện được giá trị và sự độc nhất đó của mình.
Ngay từ khi bắt đầu hình thành, mỗi chúng ta đều đã được lập trình sẵn để trở thành vượt trội và xuất sắc (vì ta là duy nhất vượt lên trước hàng trăm triệu tinh trùng khác trong môi trường khắc nghiệt nhất với axit và sự cạnh tranh khốc liệt). Ta có những giá trị của riêng mình. Và mỗi chúng ta khi sinh ra đều có trong mình những phẩm chất đáng quý, đó có thể là: hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do và đoàn kết…
Không chỉ có vậy, mỗi chúng ta có một quyền năng rất lớn đó là quyền mơ ước, quyền quyết định cuộc sống của chính mình, quyền tạo dựng hình ảnh của mình trong tương lai, quyền xuất sắc và vượt trội, quyền được chiến thắng, quyền vượt qua thất bại và vươn lên... Nhưng ta cũng có quyền tạo ra nỗi sợ của chính mình, quyền hạn chế và giới hạn mình, quyền tự thỏa mãn với những gì mình có, quyền ngập sâu trong thất bại và quyền ngại đổ vỡ... Henry Ford từng nói "Ta nghĩ ta có thể hay không thể, ta đều đúng" và cũng có câu nói rằng "Tin là thấy, thấy là tin" vì bộ não của chúng ta không phân biệt được cái thực và cái cho là thực, nó chỉ có những mục tiêu để cơ thể thực hiện theo những mục tiêu đó, bất chấp, mục tiêu đó là tốt hay xấu, là cao hay thấp... Ta định hướng đỡ nghèo thì toàn bộ năng lượng sẽ tập trung để đỡ nghèo, nghĩa là dù ta có cố mấy cũng chỉ nhất trong số những người nghèo. Nhưng nếu ta định hướng làm sao để giàu nhất thì cố ít hay cố nhiều thì ta cũng sẽ đứng vào hàng ngũ những người giàu.
Vậy ta đang có những giá trị gì và tổ chức của ta đang cần ta mang lại giá trị gì cho họ, đâu là điểm chung giữa ta và tổ chức, hãy nhặt ra và tôi rèn những điều có giá đó. Những gì quan trọng ta cần tinh thông, những gì dùng nhiều cần điêu luyện. Nếu tổ chức đang cần một người thầy giỏi, ta yêu công việc giảng dạy, lạc quan và có khả năng ăn nói, hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình thuyết phục, kỹ năng đứng lớp. Nếu tổ chức đang cần những lập trình viên xuất sắc, ta yêu tin học, thích tìm tòi và lập trình, có khả năng vi tính, hãy rèn luyện ngay kỹ năng sử dụng vi tính, tra cứu trên mạng và lập trình. Nếu tổ chức đang cần người bán hàng giỏi, ta thích giao tiếp, thuyết phục người khác và liều lĩnh, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục, đàm phán và thiết lập ngay những buổi gặp với khách hàng của mình hàng ngày… Khi đã xác định giá trị mình cần đầu tư và rèn luyện để phát triển , cần kiên định đến cùng và ngày ngày quyết liệt để nó thành độc nhất và nhất quán. Ta chính là người tạo ra kết quả mà ta sẽ nhận được. Vậy thì vì sao ta không bắt đầu kiến tạo một sự thành công vượt trội cho chính cuộc đời mình ngay từ hôm nay, ngay từ giây phút này.
Cũng như việc khi ta nhìn thanh ván được giữ thăng bằng trên con lăn tròn hay phải đi qua bàn đinh dày đặc, một thảm mảnh thủy tinh nhọn hoắt dày cộm hay tung ba quả bóng trên hai tay...ta đều nghĩ rằng đó là việc không tưởng đối với mình hoặc nếu muốn thực hiện tất cả những việc đó thì cần thời gian khổ luyện đến hàng năm trời. Nhưng nếu tin rằng ta làm được và tập liên tục thì hai giờ sau, tất cả chúng ta đều vừa đi qua bàn đinh và thảm thủy tinh kia, một nửa trong số chúng ta đứng được vững vàng trên con lăn và số còn lại thì hoàn toàn tin tưởng một tiếng nữa là chúng ta có thể làm được tất cả những việc đó. Đó chính là cơ chế xuất sắc và vượt trội của mỗi con người. Tin vào sự thành công của bản thân và dấn thân, quyết liệt đến cùng để đạt được mục tiêu mình đề ra thì ai cũng có thể thành công vượt trội bằng chính những giá trị, thế mạnh, tư chất, năng khiếu của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể thành công trong bất cứ công việc nào, chỉ cần tin, quyết tâm và làm đến cùng những gì ta đã định.
Như vậy, xây dựng nhân hiệu là quá trình tìm ra và phát triển giá trị bản thân, biến những giá trị ta tạo ra thành độc nhất và có tính nhất quán. Biết tin tưởng và thể hiện được giá trị của bản thân mình, ta sẽ sẽ trận trọng bản thân và tạo dựng được nhân hiệu cho mình trong công việc cũng như cuộc sống. Nhân hiệu sẽ định dạng hình ảnh của ta trong tâm trí người khác và tạo nên thành công hạnh phúc cho chính bản thân mỗi người.
Số lượt đọc: 1091 - Cập nhật lần cuối: 16/12/2010 10:36:46 AM
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNang-SuNghiep/Ky-Nang/Tim_cach_khac_biet_tao_nen_su_dac_biet-Dinh_dang_nhan_hieu_ca_nhan/
Nguyễn Thị Thùy Dương - Tâm Việt Group
haokhiviet.ning.com
03:28' PM - Thứ năm, 09/12/2010
Người ta nhận ra một đất nước bởi quốc hiệu, nhận ra một công ty bởi thương hiệu và nhận ra một con người bởi nhân hiệu. Nhân hiệu chính là cái để người ta nhớ tới mình, trân trọng mình. Vậy thì xây dựng nhân hiệu cho mình bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Ta nhớ lại những lần ta đi mua hàng, ta cần mua bột giặt, nhãn hiệu nào sẽ xuất hiện ngay trong đầu ta? Omo, Tide, Vì Dân... Ta cần uống nước ngọt, ngay lập tức ta nghĩ đến Cocacola và Pepsi, C2…Hoặc nhắc đến Mỹ người ta nghĩ ngay đến tiềm lực tài chính, nhắc đến Nhật người ta nghĩ đến chất lượng hàng hóa, nhắc đến Trung Quốc người ta nghĩ đến đông dân… Một ngày nào đó tên của ta được nhắc đến, người khác sẽ nghĩ ngay đến điều gì, sự giàu có, sự hài hước, lòng tốt bụng, những bản nhạc trữ tình… hay nhắc đến một lĩnh vực nào đó người ta sẽ nghĩ ngay đến ta như đại diện của ngành công nghệ thông tin, giáo dục, kỹ năng sống, báo chí,… hoặc sẽ là không gì cả. Thế giới càng ngày càng phát triển, nếu như trước đây một người bán vạn người mua thì bây giờ vạn người bán một người mua và người mua không có nhiều thời gian dành cho việc lựa chọn khó khăn đó. Chính vì vậy, khách hàng chỉ mua những sản phẩm đã có hình ảnh sẵn trong tâm trí họ, theo thói quen hoặc theo những khuôn mẫu sẵn có, như việc họ bước vào cửa hàng sẽ dễ mua những món đồ bày ở quầy bên phải hơn là bên trái hoặc mua chính túi bột giặt họ đã mua từ những lần trước mà không tính toán cân nhắc nhiều. Và nếu ta là một sản phẩm, một loại hàng hóa còn những ông chủ, những người xung quanh là khách hàng, họ có mua ta ngay khi họ cần hay không? Làm sao để mỗi lần khách hàng của ta cần một phần mềm mới họ lại nghĩ ngay đến ta, hoặc khi họ cần những chương trình quảng cáo thì ta sẽ nằm trong tâm trí họ? Khách hàng cần tổ chức những sự kiện, ta sẽ là người nổi bật nhất trong đó, hoặc họ đã quen với cung cách ứng xử khéo léo và dễ chịu của ta nên họ không nghĩ tới ai khác mỗi lần đi ăn. Ta sẽ là ai trong gia đình mình, nhóm của mình, công ty mình và họ cần điều gì ở mình.
Vì quá trinh định vị dựa theo cơ chế nhận dạng nên ta phải định vị nhân hiệu. Trước tiên ta cần hiểu cơ chế gọi là cơ chế "Nhận dạng và phản xạ", khi đã hiểu cơ chế này rồi ta sẽ xây dựng nhân hiệu của mình theo cơ chế "Định dạng nhân hiệu" để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận dạng và phản xạ
Mỗi người một ngày ta đưa ra tới hơn 50.000 quyết định, ta không thể ngồi cân nhắc thiệt hơn trong từng quyết định của mình như: Lên xe máy thì ngồi ra sao, nổ máy như thế nào, đến đoạn rẽ có bật xinhan hay không, về nhà mình thì đi đường cũ hay tìm một đường mới, đánh răng có cần uống nước trước không, rửa mặt thì rửa ở đâu trước…. Những quyết định đó đều được thực hiện rất nhanh mà không cần tính toán. Tất cả đều là những phản xạ, có điều kiện hoặc không có điều kiện. Phản xạ không điều kiện được gọi là bản năng, còn phản xạ có điều kiện chính là những thói quen, mặc định và chuẩn mực sẵn có trong mỗi người. Khi đã có thói quen, mặc định và chuẩn mực rồi thì ra sẽ hành động rất nhanh theo đó mà không hề có sự suy nghĩ cân nhắc nào. Như việc một người có mặc định "Người ngoài là xấu" thì người đó khi nhận dạng một người là người ngoài gia đình của họ lập tức họ tránh xa hoặc sợ sệt, không dám nói chuyện thoải mái mà không hề cân nhắc có nên hay không. Trong gia đình nếu người vợ có quan điểm "Chồng về khuya là đi chơi bời" thì tất cả những lần chồng về khuya chị ta đều có thói quen tra hỏi hay trì triết và cũng không cân nhắc xem có đúng như vậy hay không.
Và điều gì tạo nên những thói quen và chuẩn mực hành xử đó, chính là những khuôn mẫu giá trị và khuôn mẫu hành vi (thể hiện dưới dạng kỹ năng sống). Những khuôn mẫu đó nằm trong vùng nhận thức của ta, vùng nhận thức này được chia làm hai cấp độ: ý thức và tiềm thức. Trên thực tế, hai cấp độ nhận thức này hết sức gần gũi nhau và không ngừng tương tác lẫn nhau.
Trí óc ta như tảng băng mà khi ta ngày càng nhận thức được thế giới bên ngoài thì cái phần che dấu chính là phần có tác động ảnh hưởng mạnh nhất. Tất cả các ý nghĩ được ý thức của ta góp phần tạo nên cái tiềm thức đó. Khi ta học cách ăn bằng đũa hay bằng nĩa, ta cần phần ý thức và phải nỗ lực rất nhiều. Cùng với thời gian, sự khéo léo của ta trong việc sử dụng bộ đồ ăn sẽ trở thành một phần của chương trình tiềm thức, cho nên khi đó ta không thể đút thức ăn nhầm chỗ được. Các chức năng cơ thể, thái độ và tất cả những kỹ năng học được đều đã được cài vào phần tiềm thức của ta qua ý thức.
Nếu ta hỏi một người đánh máy 80 chữ/phút về vị trí của những phím chữ trên bàn phím, họ sẽ không nhớ được. Họ có thể bấm 5 phím trong một giây mà mắt nhắm lại, chỉ sử dụng tiềm thức của mình, nhưng họ không nói cho ta nghe được các chữ cái được sắp xếp như thế nào trên bàn phím trừ khi họ đặt tay lên bàn phím giả bộ đang đánh máy. Ta có thể nhận thấy ý thức của mình nhưng không nhận ra được tiềm thức. Như việc một số người thấy hút thuốc là có hại nhưng thấy thuốc vẫn hút, họ biết mình cần phải đến cơ quan nhưng lại đang trên đường về nhà…
Claude Bristol đã viết trong cuốn sách "Ma thuật của niềm tin"rằng: "Khi ý thức là nguồn gốc của tư tưởng thì tiềm thức là nguồn gốc của sức mạnh". Chính tiềm thức của ta chứa các "chương trình" đi, nói, giải quyết vấn đề khi ta đang ngủ, phục hồi cơ thể ta, giữ tính mạng của ta những khi nguy hiểm và nhiều việc khác nữa. Tiềm thức như nhà kho chứa rất nhiều những khuôn mẫu khác nhau, khuôn mẫu giá trị sẽ đánh giá sự việc là tốt hay xấu, khuôn mẫu hành vi xác định cách hành xử của ta với sự việc mà mình nhận được. Dựa trên những khuôn mẫu giá trị đó, sự việc khi được tiếp nhận vào sẽ được phân theo hai loại: tốt và xấu. Dựa trên sự phân loại của những khuôn mẫu giá trị mà khuôn mẫu hành vi sẽ có những cách ứng xử nhất định. Khi sự vật hiện tượng vào tiềm thức không phù hợp với bất kỳ khuôn mẫu nào sẵn có sẽ được chuyển lại ý thức để hình thành những khuôn mẫu mới. Ý thức sẽ có xu hướng đưa những sự vật, hiện tượng gần với những khuôn mẫu sẵn vào tiềm thức, với những sự vật hiện tượng chưa sẵn có muốn được đưa vào tiềm thức cần thường xuyên nhắc đi nhắc lại trong ý thức hoặc tạo một cú sốc mạnh cho ý thức. Như việc các thí sinh trong cuộc thi hoa hậu, vòng 1 sẽ trải qua sự đánh giá của một giám khảo (ý thức), giám khảo đó thấy phù hợp sẽ cho thí sinh vào vòng 2. Ở vòng 2 này sẽ có đội ngũ ban giám khảo riêng (khuôn mẫu giá trị trong tiềm thức), chỉ cần 1 vị giám khảo cho là tốt thì thí sinh đó sẽ vào cửa A của vòng 3, nếu tất cả các vị giám khảo đều đánh giá là xấu, thí sinh đó sẽ vào cửa B của vòng 3. Ở vòng 3, mỗi cửa sẽ có một ban giám khảo riêng (khuôn mẫu hành vi trong tiềm thức), lần này vị giám khảo mà thấy thí sinh đó phù hợp với mình nhất sẽ là người quyết định thí sinh đó phải làm gì tiếp theo. Những thí sinh kiên trì đeo bám vị giám khảo đầu tiên hoặc khiến cho vị giám khảo đó thực sự ấn tượng sẽ được vào vòng 2 với tư cách là ban giám khảo.
Điều đó giải thích lý do vì sao khi bày đũa và nĩa lên bàn ăn, người Việt Nam sẽ cầm ngay đôi đũa còn người Pháp sẽ cầm ngay nĩa vì người Việt trong tiềm thức chỉ có cách ăn đũa còn người Pháp thì đó là cái nĩa. Cũng giải thích vì sao một người đã từng đi tù thì mọi hành động của người ấy sẽ bị người xung quanh nghi ngờ và xa lánh cũng như vậy với những người được tin tưởng và yêu quý thì có một hành động xấu nhỏ cũng dễ dàng được bỏ qua. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần định hình cho mình khuôn mẫu trong tâm trí người khác, đó chính là xây dựng nhân hiệu cho chính mình Khi ta trong đầu ta đã định dạng rằng anh Nam là người giỏi thuyết trình thì anh ấy nói gì ta cũng thấy hay, đôi khi có những lỗi nhỏ ta sẽ không để ý. Khi người khác định dạng ta là người vui vẻ lạc quan thì họ sẽ không vì một hai lần ta buồn mà bỏ đi quan niệm đó về ta.
Việc định dạng nhân hiệu cho bản thân, thương hiệu cho công ty, quốc hiệu cho một đất nước chính dựa trên nên tảng nhận dạng và phản xạ đó.
Định dạng nhân hiệu
Thương hiệu cá nhân – nhân hiệu là xây dựng hình ảnh có giá trị, độc nhất và nhất quán cho mình. Điều đó được xây dựng nên nhờ vào các nguồn lực sẵn có: giá trị sẵn có trong ta, bản năng tự nhiên của ta, qua quá trình rèn luyện, giáo dục, kỹ năng, trình độ học vấn, phẩm chất cá nhân, các năng lực duy,các thành tích về kinh tế, xã hội...Nhân hiệu tạo nên sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong xã hội. Xây dựng được một nhân hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình. Nhân hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị mà bản thân của ứng viên sẽ mang lại, theo họ những con người có những điểm khác biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây dựng nhân hiệu cá nhân. Theo nhà quản trị thương hiệu Peter Montoya: "Xây dựng thương hiệu cá nhân là cách làm cho người khác chấp nhận tính cách của bạn bắt đầu từ khi họ để ý đến bạn, có thể thông qua trong môi trường cá nhân hoặc trong môi trường công việc". Vậy thì "Tôi là ai? Tôi muốn điều gì?" luôn là hai câu hỏi không phải dễ dàng gì để chúng ta trả lời được. Chính vì vậy quá trình định dạng nhân hiệu cần ta khám phá được thế mạnh, tư chất của mình, đồng thời rèn luyện những kỹ năng thái độ phù hợp. Nhân hiệu của mỗi người cần có giá trị, là mang lại giá trị cho bản thân và người khác đồng thời đúng với giá trị mình có. Nhân hiệu cũng cần độc nhất, là những gì ta làm đó vượt trội hơn hẳn người khác, hoặc là công việc mà chỉ ta mới làm được. Nhân hiệu cần nhất quán, đó là mọi lúc mọi nơi, suốt đời và với mọi người ta đều thể hiện được giá trị và sự độc nhất đó của mình.
Ngay từ khi bắt đầu hình thành, mỗi chúng ta đều đã được lập trình sẵn để trở thành vượt trội và xuất sắc (vì ta là duy nhất vượt lên trước hàng trăm triệu tinh trùng khác trong môi trường khắc nghiệt nhất với axit và sự cạnh tranh khốc liệt). Ta có những giá trị của riêng mình. Và mỗi chúng ta khi sinh ra đều có trong mình những phẩm chất đáng quý, đó có thể là: hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do và đoàn kết…
Không chỉ có vậy, mỗi chúng ta có một quyền năng rất lớn đó là quyền mơ ước, quyền quyết định cuộc sống của chính mình, quyền tạo dựng hình ảnh của mình trong tương lai, quyền xuất sắc và vượt trội, quyền được chiến thắng, quyền vượt qua thất bại và vươn lên... Nhưng ta cũng có quyền tạo ra nỗi sợ của chính mình, quyền hạn chế và giới hạn mình, quyền tự thỏa mãn với những gì mình có, quyền ngập sâu trong thất bại và quyền ngại đổ vỡ... Henry Ford từng nói "Ta nghĩ ta có thể hay không thể, ta đều đúng" và cũng có câu nói rằng "Tin là thấy, thấy là tin" vì bộ não của chúng ta không phân biệt được cái thực và cái cho là thực, nó chỉ có những mục tiêu để cơ thể thực hiện theo những mục tiêu đó, bất chấp, mục tiêu đó là tốt hay xấu, là cao hay thấp... Ta định hướng đỡ nghèo thì toàn bộ năng lượng sẽ tập trung để đỡ nghèo, nghĩa là dù ta có cố mấy cũng chỉ nhất trong số những người nghèo. Nhưng nếu ta định hướng làm sao để giàu nhất thì cố ít hay cố nhiều thì ta cũng sẽ đứng vào hàng ngũ những người giàu.
Vậy ta đang có những giá trị gì và tổ chức của ta đang cần ta mang lại giá trị gì cho họ, đâu là điểm chung giữa ta và tổ chức, hãy nhặt ra và tôi rèn những điều có giá đó. Những gì quan trọng ta cần tinh thông, những gì dùng nhiều cần điêu luyện. Nếu tổ chức đang cần một người thầy giỏi, ta yêu công việc giảng dạy, lạc quan và có khả năng ăn nói, hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình thuyết phục, kỹ năng đứng lớp. Nếu tổ chức đang cần những lập trình viên xuất sắc, ta yêu tin học, thích tìm tòi và lập trình, có khả năng vi tính, hãy rèn luyện ngay kỹ năng sử dụng vi tính, tra cứu trên mạng và lập trình. Nếu tổ chức đang cần người bán hàng giỏi, ta thích giao tiếp, thuyết phục người khác và liều lĩnh, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục, đàm phán và thiết lập ngay những buổi gặp với khách hàng của mình hàng ngày… Khi đã xác định giá trị mình cần đầu tư và rèn luyện để phát triển , cần kiên định đến cùng và ngày ngày quyết liệt để nó thành độc nhất và nhất quán. Ta chính là người tạo ra kết quả mà ta sẽ nhận được. Vậy thì vì sao ta không bắt đầu kiến tạo một sự thành công vượt trội cho chính cuộc đời mình ngay từ hôm nay, ngay từ giây phút này.
Cũng như việc khi ta nhìn thanh ván được giữ thăng bằng trên con lăn tròn hay phải đi qua bàn đinh dày đặc, một thảm mảnh thủy tinh nhọn hoắt dày cộm hay tung ba quả bóng trên hai tay...ta đều nghĩ rằng đó là việc không tưởng đối với mình hoặc nếu muốn thực hiện tất cả những việc đó thì cần thời gian khổ luyện đến hàng năm trời. Nhưng nếu tin rằng ta làm được và tập liên tục thì hai giờ sau, tất cả chúng ta đều vừa đi qua bàn đinh và thảm thủy tinh kia, một nửa trong số chúng ta đứng được vững vàng trên con lăn và số còn lại thì hoàn toàn tin tưởng một tiếng nữa là chúng ta có thể làm được tất cả những việc đó. Đó chính là cơ chế xuất sắc và vượt trội của mỗi con người. Tin vào sự thành công của bản thân và dấn thân, quyết liệt đến cùng để đạt được mục tiêu mình đề ra thì ai cũng có thể thành công vượt trội bằng chính những giá trị, thế mạnh, tư chất, năng khiếu của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể thành công trong bất cứ công việc nào, chỉ cần tin, quyết tâm và làm đến cùng những gì ta đã định.
Như vậy, xây dựng nhân hiệu là quá trình tìm ra và phát triển giá trị bản thân, biến những giá trị ta tạo ra thành độc nhất và có tính nhất quán. Biết tin tưởng và thể hiện được giá trị của bản thân mình, ta sẽ sẽ trận trọng bản thân và tạo dựng được nhân hiệu cho mình trong công việc cũng như cuộc sống. Nhân hiệu sẽ định dạng hình ảnh của ta trong tâm trí người khác và tạo nên thành công hạnh phúc cho chính bản thân mỗi người.
Số lượt đọc: 1091 - Cập nhật lần cuối: 16/12/2010 10:36:46 AM
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNang-SuNghiep/Ky-Nang/Tim_cach_khac_biet_tao_nen_su_dac_biet-Dinh_dang_nhan_hieu_ca_nhan/
Subscribe to:
Posts (Atom)